Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (Ngoại ngữ tiếng Anh)

2482

Thông tin Chương trình đào tạo tiêu chuẩn Ngành Kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

 1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân kinh tế đối ngoại có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành tốt để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; có ý thức phục vụ cộng đồng và làm việc được trong môi trường hội nhập quốc tế; sử dụng thành thạo tin học văn phòng và một trong các ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.Những sinh viên tốt nghiệp được đào tạo:

  • Đạt chuẩn đẩu ra về kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực tự chủ và trách nhiệm
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, các tập đoàn đa và xuyên quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu và logistics, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các đại diện thương mại của nước ngoài hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức định chế quốc tế, hiệp hội ngành nghề với các vị trí việc làm liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải và giao nhận, hải quan, hoạch định chính sách thương mại và đầu tư, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường
  • Có khả năng tự học suốt đời; học tiếp các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước các chuyên ngành kinh tế, kinh doanh; học liên thông, tham gia hoạt động trao đổi học tập và thực hành tại các trường đại học trên thế giới, đặc biệt tại các trường đối tác của Đại học Ngoại thương theo chương trình 2+2 hoặc 3+1.

3. Chuẩn đầu ra

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo này có khả năng:

* Về kiến thức

  1. Hiều được nền tảng kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, phương pháp luận, nhân sinh quan, thế giới quan và quy luật phát triển của xã hội loài người để học tập, nghiên cứu và làm việc, tư duy về lý luận chính trị.
  2. Áp dụng dụng kiến thức cơ bản về kinh tế và năng lực ngoại ngữ để học tập, nghiên cứu và làm việc, có khả năng áp dụng và thực hành các hoạt động kinh tế có tính quốc tế trong nền kinh tế và doanh nghiệp.
  3. Áp dụng kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, quản lý rủi ro và bảo hiểm, pháp luật trong các hoạt động kinh tế đối ngoại.
  4. Áp dụng kiến thức thực hành nghiệp vụ kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và nước ngoài.

* Về kỹ năng

  1. Kỹ năng tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và thế giới.
  2. Kỹ năng áp dụng, khám phá kiến thức kinh tế chung và kinh tế đối ngoại trong môi trường kinh doanh đa văn hoá.
  3. Kỹ năng chuyển giao kiến thức lý luận và kinh nghiệm nghề nghiệp trong hoạt động kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và thế giới.
  4. Nghiên cứu và phát triển, đổi mới và sáng tạo, thiết lập các ý tưởng, mô hình kinh doanh và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
  5. Tự học tập và nghiên cứu.
  6. Làm việc nhóm, lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp.
  7. Giao tiếp, thuyết trình và truyền đạt thông tin.

* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong môi trường đa văn hoá, có tinh thần trách nhiệm với bản thân, nhóm làm việc và tổ chức.

– Hợp tác, hướng dẫn, điều phối và giám sát đồng nghiệp trong công việc và nhiệm vụ được phân công.

– Định hướng, kế hoạch và chương trình phát triển nghề nghiệp.

– Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đổi mới và sáng tạo.

* Về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế đối ngoại có cơ hội làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, các tập đoàn đa và xuyên quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu và logistics, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các đại diện thương mại của nước ngoài hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức định chế quốc tế, hiệp hội ngành nghề với các vị trí việc làm liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải và giao nhận, hải quan, hoạch định chính sách thương mại và đầu tư, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường

* Về trình độ ngoại ngữ, tin học

Sử dụng thành thạo một trong các ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga (Bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT).

* Về trình độ tin học

Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (trình độ CNTT cơ bản theo quy định Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

3. Nội dung chương trình đào tạo